Trước mỗi vấn đề ai cũng có những quan niệm của
mình: quan niệm về một bộ quần áo, quan niệm về một chương trình tivi, quan niệm
về một món ăn.... Dường như cái ấn tượng lần đầu tiên gặp phải bao giờ cũng rất
khó phai mờ và nó ngay lập tức trở thành quan niệm, trở thành cái định nghĩa về
vấn đề đó trong đầu mình! Từ lần thứ 2 đổ đi, thấy bán bộ quần áo đấy, tivi
chiếu cái chương trình đấy, vào nhà hàng thấy menu có món đấy ~> ngay lập tức
cái định nghĩa nhảy ra:
- Àh uh, hôm trước cái bà đấy mặc xấu lắm, không mua!
- Ôi, lần trước xem chán chết, chuyển kênh!
- Oài, món này ngon lắm! Gọi ngay! Gọi ngay!
Ví dụ của tớ thấy là có
2 cái mang chiều hướng tiêu cực và 1 cái tích cực nhá. Xét 2 cái trước sẽ thấy
rằng
:
- Cái bà kia mặc xấu nhưng biết đâu nó lại hợp với người mình ~> phải mặc
thử mới biết, bỏ đi luôn là coi như phí mất 1 cơ hội!
- Chương trình tuần trước chán nhưng biết đâu đấy là chương trình đầu tiên,
các bộ phận làm chưa khớp nên mới chán, chương trình thứ 2, nhiều kinh nghiệm
hơn có khi lại hay! ~> chuyển kênh là cũng phí mất chương trình
hay!
Chẹp, nói thế thì có vẻ hơi theo chủ nghĩa hoàn hảo nhưng ý tớ tức
là không chỉ vì cái ấn tượng ban đầu mà đánh giá toàn bộ vấn đề, tội nghiệp nó
lắm
! Cũng có thể cái áo đấy
mình mặc không hợp, chương trình thứ 2 ấy vẫn chán, nhưng sau khi cho nó "cơ hội
thứ 2" thì đánh giá mới thực sự chính xác chứ! Xét nốt cái tích cực:
- Nếu lần này gọi vẫn ngon: không còn gì để nói!
- Nếu lần này gọi ăn như sh!t: 90% là sẽ lắc đầu lè lười: "Eo, hôm nay
chắc đầu bếp bị làm sao ý! Chứ món này lần trước ngon lắm mà!"
Qua
đấy càng chứng minh cái ấn tượng ban đầu thật khó quên! Có lẽ sẽ rất ít người
nghĩ rằng: "
Àh, hôm trước mình ăn món này đúng lúc đang đói nên nó mới ngon
như thế! Chứ thực ra nó cũng thường thôi!". Vậy là vẫn phải ăn dăm ba lần
nữa mới thực sự đánh giá được!
Mấy cái ví dụ của tớ toàn
là về những vấn đề đơn giản, không thế này thì thế kia: không mặc bộ này thì mặc
bộ khác, không xem kênh này thì xem kênh khác, không ăn món này thì ăn món khác.
Chả sao! Nhưng còn nhiều vấn đề phức tạp hơn như: quan niệm về cuộc sống, quan
niệm về công việc,.... Những quan niệm này ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống,
cách làm việc,.... nói chung là ảnh hưởng đến hành động của mình! Nếu quan niệm
rằng 1 việc làm gì đó là đúng, là tốt thì sẽ làm (ít ra là cố gắng làm). Còn nếu
quan niệm rằng việc làm đó sai, là không tốt thì sẽ không lám (cố tránh). Ví dụ
như:
- Thức khuya không tốt cho sức khỏe ~> Cố gắng đi ngủ sớm (cái này tớ cố
mà.... chưa được )
- Hút thuốc là không tốt cho sức của mình bản thân cũng như người xung quanh
~> Không hút
- Làm từ thiện là tốt ~> Cố gắng cân đối thời gian để tham
gia
Thật đơn giản! Nhưng mà những quan niệm này cũng giống như những
quan niệm về các-vấn-đề-đơn-giản, có những lúc bị sai lạc! Với người này thì
việc đó là nên làm nhưng với người khác thì hoàn toàn không chấp nhận được! Ví
dụ như:
- Ở US (đại diện cho các nước phát triển), lobby được coi là 1 nghề hợp
pháp. Ở Việt Nam, lobby hiện vẫn còn bị nhiều người coi như 1 hình thức tham
nhũng. Àh, cũng phải giải thíck 1 chút: lobby tạm dịch là vận động hành lang.
Áp dụng trong chính trường tức là các cá nhân/tổ chức tiếp xúc với các nhà
chính trị để họ đưa ra các đạo luật có lợi cho mình. Cá nhân tớ thấy lobby là
1 hoạt động cần thiết với nền chính trị Việt Nam tuy nhiên trước khi thực sự
hợp pháp hóa lobby thì cần phải cải tổ bộ máy nhà nước nhiều. Xét cho cùng, tớ
cũng đi lobby vài lần rồi, hiệu quả cao lắm (không phải trên chính trường,
trên chiến trường khác )
- Giới trẻ (8x và 9x) bây giờ ưa thíck hiphop, ủng hộ mặc quần tụt, hưởng
ứng phong trào đeo xích! Giá già (7x đổ lại) đa phần (cũng phải 50%) ghét mấy
cái thứ đó! Tớ dù sao cũng là 9x nên tất nhiên là về phe Giới trẻ tuy nhiên tớ
chỉ xem thôi, chứ chắc không chơi mấy cái đó (ít nhất là trong tương lai 1 năm
nữa)
- Ngồi trên ghế nhà trường, số đông cho rằng quay cóp là có thể chấp nhận
được. Số ít thì nghĩ ngược lại: hoàn toàn không thể chấp nhận! Trong vấn đề
này tớ theo số đông, tuy nhiên là phải cố hạn chế hết sức! Học là cho tương
lại của chính mình mà!
Và tất nhiên, nó chỉ là những quan niệm nên nó
có thể thay đổi. Một ngày trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có các công ty lobby,
các ông bố sẽ cùng con đi xem các đêm hội hiphop, sẽ không còn quay cóp nữa (cái
này hơi khó!
).
Nối
sợ cũng như quan niệm, nó cũng ảnh hưởng đến những hành động của chúng ta:
- Sợ bị điểm kém ~> cố gắng học bài
- Sợ mưa ~> ra đường mang theo áo mưa
- Sợ ma ~> không dám ra ngoài vào buổi tối (ack ack )
Mà hình như, nối sợ
cũng xuất phát chính từ những quan niệm mà ra:
- Nghĩ rằng điểm kém là không tốt, làm bố mẹ phiền lòng ~> sợ điểm kém
- Nghĩ rằng mưa mà đi đường, uhm thì mát đấy, nhưng sẽ bị ốm, tốn tiền thuốc
thang, phải ở nhà, không làm được gì ~> sợ mưa
- Nghĩ rằng tồn tại Thiên đường và Địa ngục, tin rằng những người chết oan
sẽ không thể đầu thai và phải lởn vởn nơi trần gian dưới hình dạng những con
ma ~> sợ ma . Cái này,
vấn đề tâm linh! Tớ thì tớ có tin. Tuy nhiên, mình ăn ở tử tế, không có lẽ gì
những oan hồn đó lại tìm đến mình ~> không sợ ma! Nhưng nếu, nhìn thấy ma 1
lần rồi thì tớ sẽ sợ đấy! Dù gì cũng chỉ là quan niệm thôi!
Hừm, tóm
lại, quan niệm chính là định nghĩa riêng của mỗi người.
Quan niệm đúng
thì hành động sẽ đúng. Quan niệm sai thì phải sửa. Dẫu biết rằng thay đổi một
quan niệm là điều khó khăn nhưng người giỏi là người biết nhận ra sai lầm của
mình để sửa, người may mắn là người được người khác chỉ ra sai lầm để
sửa <~ Tớ nghĩ thế đấy! Quan niệm của tớ! Phải, đấy chính là quan
niệm của tớ. Có gì sai sót không nhỉ? ^^ Tớ thì tớ tin, cực kì tin là như vậy